Thị trường nội thất hiện nay khá phổ biến các dòng sản phẩm được tạo ra từ gỗ công nghiệp. Với hàng loạt những sản phẩm nội thất được làm từ vật liệu này thực sự khiến cho người dùng bối rối khi phải phân biệt và lựa chọn những sản phẩm mong muốn cho mình. Vì vậy trong bài viết dưới đây, Foxury Home sẽ phân tích chi tiết các loại cốt gỗ công nghiệp dùng trong thi công nội thất & ngoại thất.

Cốt gỗ công nghiệp là gì?

Tấm gỗ công nghiệp được cấu tạo bởi 2 phần là cốt gỗ và bề mặt phủ.

Cốt gỗ công nghiệp đóng vai trò quyết định tạo nên độ chắc chắn, bền bỉ và được xem như trái tim của tấm gỗ công nghiệp.

cốt gỗ công nghiệp

Sở dĩ nói như vậy bởi cốt gỗ là lớp thành phần chính định hình nên tấm gỗ công nghiệp được tạo thành từ bột gỗ tự nhiên kết hợp một số chất phụ gia và chất kết dính, trong đó bột gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất. Với mỗi một tỷ lệ hỗn hợp nhất định có thể tạo ra nhiều loại cốt gỗ khác nhau. Cốt gỗ không chỉ được dùng trong sản xuất sàn gỗ mà nó còn được ứng dụng rộng rãi trong việc tạo ra các vật dụng từ gỗ như kệ, tủ quần áo, tủ bếp,..

Các loại cốt gỗ công nghiệp trong thi công nội thất – ngoại thất

Dưới đây là 7 loại cốt gỗ công nghiệp sử dụng phổ biến trong thi công nội thất, ngoại thất.

1/ Cốt gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

Cốt MDF được cấu thành từ bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Có hai loại ván MDF là cốt ván thường và cốt ván xanh chống ẩm. Cốt MDF thường được dùng trong nội thất nhà ở căn hộ, chung cư, nhà phố, biệt thự, chi phí phải chăng, dễ thi công, phù hợp với nhu cầu của hầu hết các gia đình.

cốt Gỗ công nghiệp mdf

Có 4 loại gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

  1. MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
  2. MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
  3. MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều
  4. MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer)

2/ Cốt gỗ ván dăm MFC (Melamine Faced Chipboard)

Gỗ MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) phủ Melamine. Gỗ được dùng để làm là của những loại cây thu hoạch ngắn ngày như cây keo, bạch đàn, cao su.

cốt gỗ công nghiệp mfc

Cốt MFC có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển, giá thành thấp. Cốt MFC có 2 loại là ván thường và ván cốt xanh chống ẩm.

MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine, chính vì vậy chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Ứng dụng phổ biến của MFC thường dùng cho kệ, tủ quần áo, tủ bếp. Cũng bởi MFC có khả năng chịu uốn cao hơn MDF.

Tham khảo : Gỗ MFC và gỗ MDF loại nào tốt hơn?

3/ Cốt gỗ HDF (High Density fiberboard)

Gỗ HDF hay High Density Fiberboard, được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, còn lại là phụ gia và chất kết dính. HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, do vậy luôn mang đến những món đồ nội thất có độ bền cao.

cốt gỗ công nghiệp hdf

Độ dày phổ biến của gỗ HDF là 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 17ly, 18ly, 20ly và 25ly.

Có nhiều loại gỗ HDF gồm: HDF siêu chống ẩm; Black siêu chống ẩm; HDF loại thường, HDF chống cháy, HDF lõi xanh,…

Gỗ công nghiệp HDF thường được ứng dụng nhiều trong việc làm sàn nhà, làm cửa, hoặc gia công các món đồ nội thất cao cấp như tủ quần áo, quầy và kệ trong văn phòng.

4/ Cốt gỗ dán PLYWOOD

Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính.

cốt gỗ ván ép

Một điểm thú vị của dòng gỗ cốt dán là: Khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Đặc điểm này vô tình lại biến thành nhược điểm khi sản phẩm đượac tạo ra từ cốt gỗ dán sẽ không đảm bảo được cố định, khiến cho sản phẩm dễ bị cong vênh khi có thay đổi từ môi trường hoặc sự tác động từ các yếu tố ngoại cảnh.

Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 7, thậm chí 11 lớp. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.

5/ Gỗ công nghiệp CDF (Compact Density Fiberboard)

Được làm bằng sợi nhỏ gọn, có tông màu đen với mật độ trên 1000 kg/m3. Mật độ cao hơn nhiều so với dòng HDF thông thường.

cốt Gỗ công nghiệp CDF

Với cấu tạo bởi:

  • Sợi gỗ tự nhiên được nghiền nhỏ. (các loại gỗ rừng trồng)
  • Keo chịu nước (MUF)
  • Một số phụ gia khác như: Bột đá, sáp… (để tăng sự liên kết, khả năng chịu nước, chống ẩm)

Được ép thành tấm dưới nhiệt độ và áp xuất cao. Cấu tạo bởi những vật liệu sạch nên an toàn với người sử dụng. Vẫn giữ được các đặc tính thân thiện của gỗ tự nhiên.

CDF thuộc loại gỗ công nghiệp cao cấp có chất lượng vượt trội về: tính năng chống ẩm, chịu lực tốt nhờ cốt gỗ cứng chắc.

6/ Gỗ công nghiệp Gỗ – Nhựa (WPC – Wood Plastic Composite)

Cấu tạo gỗ nhựa:

  • Bột gỗ chiếm 50%
  • Hạt nhựa 38% (PE-PVC)
  • Chất tạo màu 5%
  • Hợp chất kết dính 7%.

Nén thành dạng viên WPC. Từ dạng viên cho vào khuôn có thể gia công thành nhiều hình khối khác nhau.

gỗ nhựa

Một lợi thế lớn của Gỗ nhựa so với gỗ là khả năng nguyên liệu có thể tạo hình thành hầu như bất kỳ hình dạng không gian nào theo yêu cầu.

Nó dễ dàng uốn, và cố định để tạo thành các đường cong lớn. Do sự kết hợp trong quá trình sản xuất.

Gỗ nhựa vừa có tính chất như gỗ vừa có tính chất như nhựa là khả năng chống ẩm. Chống mục nát, mối mọt. Thay thế gỗ tự nhiên dùng ngoài trời. Rất thân thiện môi trường.

Gỗ nhựa hiện nay được sử dụng cả ở trong nội thất và ngoại thất: từ bể bơi, giàn hoa, ban công, ốp trần, tường, vệ sinh, phòng xông hơi…

7/ Cốt gỗ ghép

Cốt gỗ ghép được cấu tạo từ những thanh gỗ nhỏ, áp dụng công nghệ để ghép chúng lại thành các tấm lớn. Thanh gỗ nhỏ để tạo nên gỗ ghép thường là gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ thông, keo, quế hoặc gỗ trẩu.

cốt gỗ công nghiệp gỗ ghép

Các loại gỗ ghép thường sử dụng nhiều hình thức ghép khác nhau như ghép song song, ghép kiểu tam giác, ghép mặt, ghép cạnh,… mang đến những thành phẩm đa dạng.

Với độ dày thông dụng là 12ly và 18ly, gỗ ghép được ứng dụng nhiều trong các công trình nội thất gia đình và văn phòng.

Cốt gỗ công nghiệp nào tốt nhất?

Rất khó để nói rằng loại cốt gỗ công nghiệp nào tốt hơn, bởi mỗi loại gỗ công nghiệp lại có những ưu và nhược điểm riêng, cùng xem bảng phân tích dưới đây để đưa ra quyết định nên dùng loại nào nhé!

Tiêu chí so sánh MDF HDF PLYWOOD VÁN DĂM
Thành phần Gỗ sợi Bột gỗ Gỗ bóc (thành lớp) Dăm gỗ
Ưu điểm -Bề mặt nhẵn, dễ sơn hoặc dán veneer, laminate… lên

-Thời gian gia công nhanh

 

-Bề mặt nhẵn, dễ sơn hoặc dán veneer, laminate… lên

-Thời gian gia công nhanh

-Độ cứng cao

 

-Có tính bền, độ sáng, độ cứng cao
– Tính chịu lực kéo.
– Không cong vênh, co rút, vặn xoắn-Có thể dán veneer, laminate… lên
-Giá thành rẻ
Khả năng chống ẩm

 

Không quá cao Cao hơn MDF nhưng vẫn sẽ phồng rộp khi tiếp xúc nước hoặc ẩm lâu ngày Cao. Đặc biệt tốt với những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Kém, rất mau hư khi tiếp xúc với nước hoặc ẩm
Độ bền Trung bình 1-3 năm Trung bình 2-5 năm Trung bình lên đến hơn 15 năm Thấp, dưới 2 năm
Tính an toàn Trung bình An toàn Rất an toàn kém
Giá thành Bình thường Cao hơn MDF Cao hơn MDF Thấp
Tính ứng dụng – Nội thất nhà ở

– Nội thất công trình

 

– Nội thất nhà ở

– Nội thất công trình

– trang trí nội ngoại thất

– Nội thất nhà ở

– Nội thất công trình

– trang trí nội ngoại thất

– Sản xuất thùng hàng, kiện hàng, pallet

Trên đây là những thông tin về các loại cốt gỗ công nghiệp mà chúng tôi tổng hợp hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan, có thể phân biệt được từng loại và lựa chọn vật liệu phù hợp nhất. Nếu quý khách có nhu cầu thi công nội thất cần tư vấn loại vật liệu phù hợp, tối ưu nhất thì hãy liên hệ hotline 08961185550896119555, Foxury Home sẽ giúp quý khách nha!

Link facebook: https://www.facebook.com/foxuryhomehaiduong

    Liên hệ