Keo dán cạnh gỗ công nghiệp đã trở thành một phần quan trọng trong ngành gỗ công nghiệp hiện đại. Trên khắp các xưởng sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp, việc dán chỉ cạnh gỗ công nghiệp sẽ giúp tăng thẩm mỹ, nâng cao tuổi thọ cho ván công nghiệp. Ngoài ra, còn giúp sản phẩm gỗ tổng quan nhìn đồng nhất hơn. Cũng như hạn chế sự thâm nhập của những tác nhân gây hư hại như nước hay hóa chất từ môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dòng keo dán cạnh gỗ công nghiệp phổ biến mà các xưởng đang sử dụng.

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp là gì?

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp là một loại keo được sử dụng để kết dính và gắn kết các loại chỉ hay nẹp chỉ cạnh gỗ. Một loại viền được làm bằng nhựa tổng hợp PVC, PP, ABS, hoặc laminate, veneer với phần bề mặt cạnh gỗ của tấm gỗ công nghiệp. Thông thường, loại chỉ này được sử dụng để che phủ phần cạnh bị lộ sau khi gia công các ván công nghiệp vào nhau.

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Việc dán cạnh là một công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ lành nghề. Và đây cũng là công đoạn quan trọng, quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm. Một sản phẩm nội thất có được đánh giá chất lượng hay không thì người ta thường nhìn vào phần dán cạnh của sản phẩm đó. Nên cần ưu tiên lựa chọn dòng keo dán cạnh gỗ công nghiệp thường có khả năng bám dính mạnh, khả năng chống nước, chống va đập; chịu được các điều kiện khắc nghiệt và đặc biệt là không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm sau khi dán.

Tại sao phải lựa chọn keo dán cạnh gỗ công nghiệp chuyên dụng?

Độ bền cao

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp chuyên dụng được thiết kế để đảm bảo độ bền và độ kết dính tốt giữa các phần chỉ nẹp gỗ công nghiệp và phần cạnh gỗ. Điều này giúp tạo ra các kết nối mạnh mẽ và bền vững, tránh tình trạng cạnh gỗ bị bong tróc hoặc tuột ra sau một thời gian sử dụng.

Khả năng chống thấm và chịu nước

Các sản phẩm gỗ thường phải đối mặt với môi trường có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước như bàn ăn, cửa ra vào, tủ bếp. Keo dán cạnh gỗ công nghiệp chuyên dụng được thiết kế để có khả năng chống thấm nước và chịu được điều kiện môi trường ẩm ướt; giúp bảo vệ phần cạnh gỗ khỏi các vấn đề phát sinh do thẩm thấu nước.

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp gỗ thường yêu cầu tốc độ sản xuất cao và độ chính xác trong quy trình sản xuất. Nên việc lựa chọn đúng dòng keo dán cạnh gỗ công nghiệp chuyên dụng là điều cần thiết nhất; cho phép quá trình dán cạnh gỗ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Đặc điểm nổi bật của keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Keo dán gỗ công nghiệp là hợp chất có độ kết dính cao chuyên dùng để dán gỗ, vật liệu gỗ công nghiệp trong ngành mộc hoặc sản xuất nội thất. Các loại keo này sở hữu khả năng bám dính cực tốt nên được sử dụng để thay thế việc kết dính thông thường; như khoan đục, đóng đinh thuận lợi và đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu nhất.

Cấu tạo chung của keo dán gỗ ép

Cấu tạo chung của keo dán gỗ ván ép không khác gì nhiều so với các loại keo dán công nghiệp, bao gồm các thành phần sau:

  1. Chất tạo màng: Đây được xem là thành phần chính và quan trọng nhất tạo nên độ kết dính cho các loại keo. Nếu chất này càng cao thì độ kết dính của keo dán càng tốt.
  2. Chất tạo dẻo: Có nhiệm vụ tác động vào độ đàn hồi của keo để giảm bớt độ khô cứng cho keo khi khô lại và đồng thời giúp chúng có khả năng chịu lực tốt hơn.
  3. Chất làm đông cứng: Giúp cho keo khi dán vào đồ vật sẽ tăng tính ổn định nhiệt và tạo độ bền khi vật chịu các tác động của lực.
  4. Các tạp chất khác: Đây chủ yếu là các chất phụ gia được dùng để làm giảm độ co màng keo và tăng khả năng bền chặt của các mối dán.

Màu sắc keo

Màu sắc của keo dán cạnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất gỗ để đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm cuối cùng. Màu sắc keo dán cần phù hợp với loại chỉ dán và loại ván gỗ được sử dụng.

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Dưới đây là một số màu sắc cơ bản của keo dán cạnh:

  • Màu vàng: Thích hợp cho các loại gỗ có màu sắc đậm.
  • Màu trắng tinh: Sử dụng cho nẹp và bề mặt ván gỗ trắng tinh.
  • Màu trong: Được sử dụng để tạo ra đường keo mỏng và mở, phù hợp với tất cả các loại nẹp.

Ngoài ra, còn có một số màu sắc khác như màu be (màu nâu), màu mỡ gà, màu đen, và nhiều màu sắc khác tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và sở thích của khách hàng.

Màu sắc keo dán cạnh gỗ công nghiệp MDF không chỉ có tác động thẩm mỹ; mà còn có vai trò trong việc tạo sự kết hợp hài hòa và đồng nhất giữa các phần gỗ và nẹp, tạo nên sự hoàn thiện cho sản phẩm cuối cùng. Với sự lựa chọn đúng màu sắc keo dán cạnh, sản phẩm gỗ được gia công sẽ có vẻ ngoài hấp dẫn, chuyên nghiệp và phù hợp với yêu cầu thiết kế.

Thông số kỹ thuật Keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Loại keo

Màu sắc

Mức nhiệt

Tốc độ dán

Vật liệu ứng dụng

Keo hạt VC – 9816

Trắng sữa

180 – 210°C

10 – 20m/phút

PVC/ABS/nẹp gỗ

Keo hạt VC – 238

Vàng trong

150 – 180°C

10 – 20m/phút

PVC/ABS/nẹp gỗ

Lực ép dán: 2,5 – 3.5kg/cm³

Trọng lượng: 25kg

Công dụng

Công dụng của keo dán cạnh gỗ công nghiệp :

  • Keo dán cạnh gỗ công nghiệp giúp tăng giá trị và chất lượng của sản phẩm; che phủ phần cạnh bị lộ sau khi gia công, tạo ra những đường keo dán mịn màng và đồng nhất.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Bảo vệ cốt gỗ bên trong khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như nước, hóa chất, môi trường, giúp sản phẩm có độ bền cao hơn.
  • Hạn chế sự tiếp xúc giữa ván gỗ và môi trường bên ngoài; giảm phát thải Formaldehyde có trong ván gỗ công nghiệp ra ngoài, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Tính năng

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp này đặc biệt thuận tiện và tiết kiệm thời gian do có thể sử dụng ngay mà không cần phải pha trộn. Đồng thời, tính linh hoạt của sản phẩm này cho phép sử dụng trên nhiều loại bề mặt khác nhau; đảm bảo esthetic bằng cách không làm lộ đường keo dán.

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Với độ bám dính cao, keo dán tạo ra đường keo mỏng, mang lại tính thẩm mỹ và độ sắc nét cho sản phẩm cuối cùng. Thời gian khô nhanh chóng giúp rút ngắn quá trình sản xuất, đồng thời tăng cường hiệu suất sản xuất.

Không chỉ làm nổi bật với tính thuận tiện, keo dán này còn ít mùi, không độc hại cho người sử dụng và an toàn cho môi trường. Đặc biệt, khả năng chịu đựng được điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phức tạp tại Việt Nam. Giúp cạnh dán sản phẩm trở nên bền bỉ hơn trước sự ảnh hưởng của thời tiết, làm tăng giá trị và độ lâu dài của sản phẩm.

Nhiệt độ phù hợp của keo dán cạnh gỗ công nghiệp MDF

rong công nghiệp dán cạnh gỗ, việc chọn đúng nhiệt độ Keo dán cạnh gỗ công nghiệp MDF là vô cùng quan trọng để đạt được kết quả dán cạnh chất lượng. Chẳng hạn, với keo hạt dán cạnh Adino và keo chống thấm PUR, chúng tôi phân loại nhiệt độ keo như sau:

  • Keo dán cạnh nhiệt độ thấp: Nhiệt độ: 130 – 150 độ C
  • Keo dán cạnh nhiệt độ trung: Nhiệt độ: 170 – 190 độ C
  • Keo dán cạnh nhiệt độ cao: Nhiệt độ: 190 – 210 độ C

Đối với máy dán cạnh, mỗi dòng máy có một nhiệt độ keo đặc thù và chỉ nên sử dụng loại keo phù hợp với nhiệt độ đó. Việc tuân thủ nhiệt độ keo đúng giúp đảm bảo quá trình dán cạnh diễn ra một cách hiệu quả và mang lại kết quả thẩm mỹ cao.

Nhiệt độ phù hợp của keo dán cạnh gỗ công nghiệp MDF

Nếu sử dụng keo có nhiệt độ thấp cho máy có nhiệt độ cao, keo có thể nóng chảy quá mức và gây tràn lên bề mặt dán, làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm. Ngược lại, nếu sử dụng keo có nhiệt độ cao cho máy có nhiệt độ thấp, keo sẽ không nóng chảy đồng đều và gây ra các đường chỉ dán không đẹp.

6 dòng keo dán cạnh gỗ công nghiệp thịnh hành nhất hiện nay

Dưới đây là 6 dòng keo dán cạnh gỗ công nghiệp được dùng nhiều nhất hiện nay:

1. Keo hạt dán cạnh EVA

Keo hạt dán cạnh EVA, còn được gọi là keo dán cạnh ethylene-vinyl acetate, là một dòng keo dán cạnh phổ biến. Nó có tính chất dẻo, linh hoạt và đàn hồi, giúp tạo ra các kết nối chắc chắn và mềm mại. Keo hạt EVA thường được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất và đồ gỗ trang trí.

keo dán cạnh eva

Keo có đa dạng nhiệt độ nóng chảy và màu sắc khác nhau: màu nâu, vàng, trắng, trong suốt,…thích hợp cho từng sản phẩm gỗ cần dán; sử dụng cho các dòng máy dán cạnh tự động, máy dán cạnh đẩy tay. Dòng keo này có thể dán được trên nhiều loại chỉ khác nhau, khi dán đường keo mỏng và mờ hơn rất nhiều các loại keo khác.

2. Keo 502

Keo 502 (hay còn gọi là keo dán sắt, keo con voi) là một loại hỗn hợp kết dính mạnh, được sử dụng phổ biến. Keo 502 có thành phần hóa học nguy hiểm methylene chloride và Ethyl Acetate và Toluene. Keo có đặc tính khô nhanh khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài; nhờ đó giúp gắn kết và kết nối tức thì, giúp cho các mối dán vừa đảm bảo được sự chắc chắn, vừa có tính thẩm mỹ cao.

keo dán 502

Trong ngành sản xuất nội thất gỗ nói chung và việc dán cạnh gỗ công nghiệp nói riêng; keo 502 được sử dụng phổ biến do đặc tính dễ sử dụng, mau khô, keo dính mạnh, màu keo trong suốt nên không để lại vết keo.

3. Keo PUR

Keo PUR (Polyurethane Reactive) là một dòng keo cao cấp trong ngành công nghiệp gỗ. Nó có khả năng kết dính mạnh mẽ và bền vững, đặc biệt trên các bề mặt gỗ khó dán. Keo PUR cần sử dụng máy ép tạo áp lực và nhiệt độ để kích hoạt quá trình kết dính; và thường được sử dụng trong các xưởng sản xuất chuyên nghiệp.

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Keo PUR là một loại chất kết dính có độ bám dính rất linh hoạt và mạnh mẽ và phù hợp với nhiều loại khí hậu, trở thành chất kết dính tiêu chuẩn cho các vật liệu khó liên kết. Thích hợp với dây chuyền tráng phủ bề mặt liên tục với tốc độ cao.

4. Keo gốc cao su tổng hợp

Keo có thành phần chính là Synthetic rubber, có dạng lỏng, màu vàng nhạt, keo có độ nhớt thấp nên thường được dùng để dán mút nệm, xốp, đệm ghế văn phòng, ghế sofa. Keo được phun lên bề mặt vật liệu bằng súng phun chuyên dụng. Với ưu điểm là độ bám dính tốt, keo trải đều, độ bền cao, chỉ cần lực ép nhỏ, thời gian ép ngắn cũng có thể tạo kết dính giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian sản xuất.

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Trong việc dán cạnh gỗ công nghiệp bằng thủ công, khi xưởng không có máy dán cạnh tự động hay bán tự động, củng có thể dùng loại keo này để dán bằng tay.

5. Keo sữa dán gỗ ép công nghiệp

Keo sữa gắn gỗ công nghiệp là loại keo PVA có thành phần chính Poly (Vinyl Acetate) – Một hợp chất polyme hữu cơ. Loại keo này ở dạng lỏng có màu trắng đục như màu đặc trưng của sữa; và được sản xuất bằng cách kết hợp các thành phần bao gồm nước, polyme và phụ gia. Keo sữa có thời gian đóng rắn nhanh, tính kết dính tốt và độ bền keo khá ổn định.

6. Keo AB hai thành phần – Keo dán gỗ ván ép hiệu quả nhanh

Keo dán gỗ ép công nghiệp AB 2 thành phần gồm keo epoxy (A) và chất đóng rắn (B) được pha trộn theo tỉ lệ thích hợp. Hỗn hợp keo dán này có khả năng bám dính cực kỳ hiệu quả và sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật về tính kháng nhiệt, kháng nước và khả năng chịu lực cực tốt.

Keo AB hai thành phần – Keo dán gỗ ván ép

Cách sử dụng Keo dán cạnh (Keo dán cạnh gỗ công nghiệp)

Keo dán cạnh là lựa chọn tối ưu cho nhiều loại máy dán cạnh tự động và bán tự động hiện đang có trên thị trường Việt Nam. Với nhiệt độ sử dụng linh hoạt từ 150ºC đến 210ºC, keo có khả năng đáp ứng đa dạng yêu cầu của các loại máy và chất liệu khác nhau.

Keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Quy trình sử dụng keo dán cạnh Duraval đơn giản và hiệu quả như sau:

  1. Đặt keo dán cạnh Duraval vào bình chứa của máy dán cạnh, bật máy và đợi cho keo nóng chảy.
  2. Điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ và áp lực của máy dán cạnh theo yêu cầu cụ thể của sản phẩm.
  3. Đưa sản phẩm cần dán cạnh vào máy, để máy tự động thực hiện quá trình dán cạnh và cắt bỏ phần keo thừa.
  4. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm sau khi dán cạnh để đảm bảo không có lỗi, và nếu có, thực hiện sửa chữa kịp thời.
  5. Khi sử dụng xong, tắt máy và làm sạch bình chứa keo để tránh tình trạng keo bị cứng lại và gây hại cho máy. Quy trình này không chỉ giúp bảo quản máy dán cạnh hiệu quả mà còn đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt được chất lượng tốt nhất.

    Liên hệ