Hiện nay xu hướng thiết kế nội thất thường ưu tiên những đường nét cơ bản, tập trung vào mở rộng không gian, tạo sự cân bằng để tối ưu hóa diện tích. Thiết kế nội thất phong cách hình học có tác dụng như một công cụ kết hợp, bổ trợ cho nhiều phong cách khác nhau bằng việc sử dụng các đường nét, hình khối hình học làm nguồn cảm hứng chính cho không gian thêm phần sáng tạo.

Phong cách hình học Neo-Geometric là gì?

Phong cách hình học hay còn gọi là Neo-Geometric bắt nguồn từ Châu Âu đi cùng sự phát triển của phong trào Bauhaus hay Des tijl ở Đức và Hà Lan. Mục tiêu chính là kết hợp giữa các nguyên tắc thiết kế từ tối giản, tính chức năng hóa và thống nhất không gian. Ngày nay phong cách hình học xuất hiện và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau gồm kiến trúc, thiết kế nội thất, trang trí,…

Phong cách hình học Neo-Geometric

Đặc điểm

Điểm đặc trưng phải kể đến trong phong cách hình học đầu tiên là tập trung vào tính tối giản cùng thiết kế tinh gọn qua những hình thù cơ bản gồm các khối hình tròn, vuông, tam giác,… hoặc đôi khi là các đường thẳng xuyên suốt.

Hệ màu

+ Hệ màu sử dụng trong phong cách hình học bao gồm trắng, đen, xám và màu sáng như đỏ, vàng, xanh lá cây. Trắng và đen là hai màu chủ đạo được sử dụng để tạo ra sự tối giản và đơn giản trong thiết kế, đồng thời cũng tạo ra sự tương phản và điểm nhấn cho các yếu tố khác.

Phong cách hình học Neo-Geometric

+ Ngoài ra, các màu đất như màu nâu, be và xám nâu để tạo ra sự ấm áp và tự nhiên trong không gian nội thất. Những hình dạng đơn giản và màu sắc sáng nổi bật thường được sắp xếp theo những cách khó đoán, tạo ra hiệu ứng hình thức độc đáo. Các hình ảnh thường được phóng đại và tái sắp xếp để thu được những tác phẩm thú vị.

Các dạng hình học

Hiện nay, các vật dụng nội thất được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Sự kết hợp linh hoạt và sáng tạo giữa các loại hình học này tạo nên những không cách độc đáo, ấn tượng.

Hình vuông và hình chữ nhật

+ Hình vuông và hình chữ nhật là hai hình dạng cơ bản trong thiết kế nội thất mang đến ý nghĩa và tác động riêng biệt.

hình vuông

+ Hình vuông: Trong thiết kế nội thất, sử dụng hình vuông có thể tạo ra cảm giác chặt chẽ, góc cạnh và sắp xếp hài hòa, làm tăng tính đồng đều,tối giản cho không gian.

+ Hình chữ nhật: Trong thiết kế nội thất, hình chữ nhật thường được sử dụng để tạo ra sự hòa quyện giữa các yếu tố khác nhau và tạo ra kết cấu đa dạng.

Hình tam giác

Hình tam giác trong thiết kế nội thất giúp tạo điểm nhấn độc đáo, thường tượng trưng cho sự cân bằng và đối xứng. Điều này giúp tạo ra một không gian hài hòa và trực quan. Sự đơn giản và hiệu quả của hình tam giác cũng là yếu tố quyết định nên một thiết kế linh hoạt và hiện đại.

hình tam giác

Hình tròn, hình elip, hình oval

+ Trong thiết kế nội thất, việc tích hợp hình tròn sẽ giúp mềm mại hóa không gian và tạo nên một bầu không khí ấm cúng. Để có một không gian đẹp, hình tròn là hình dạng không thể thiếu trong mỗi thiết kế.

hình tròn

+ Hình elip và hình oval thường được sử dụng để tạo ra sự chuyển động và động lực trong không gian. Sự mềm mại và nhẹ nhàng của chúng có thể làm dịu đi sự cứng nhắc của các đường thẳng và góc cạnh, tạo nên một không gian trang nhã và êm dịu. Như bàn trà hoặc đèn trần, để tạo nên các điểm nhấn.

Hình xoắn ốc

Sự xoắn ốc tượng trưng cho sự sinh động và sự tiến triển, tạo ra cảm giác động lực và sự sáng tạo. Khi được áp dụng trong các chi tiết nội thất như đèn trang trí, bàn ghế, hay trang trí tường, hình xoắn ốc có thể tạo điểm nhấn nổi bật.

hình xoắn ốc

Hình dạng tự nhiên, độc đáo

Trong thiết kế nội thất, sự lựa chọn các hình dạng tự nhiên và độc đáo thường mang lại không gian sống ấn tượng. Các hình dạng như lá cây, đá, hoa văn tự nhiên hay những đường nét hữu hình từ thế giới tự nhiên thường là nguồn cảm hứng vô tận.

hình dạng tự nhiên

Việc tích hợp các yếu tố tự nhiên không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn kết nối với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, sự kết hợp này còn giúp tạo nên một không gian sống gần gũi và thoải mái.

Hình dạng trừu tượng

Những hình dạng trừu tượng trong thiết kế nội thất thường mang theo ý nghĩa sâu sắc và tinh tế, không chỉ làm phong phú thêm vẻ đẹp mỹ thuật mà còn chứa đựng những thông điệp ý nghĩa và tinh thần.

hình dáng trừu tượng

Việc sử dụng hình dạng trừu tượng giúp tạo nên không gian nội thất độc đáo, đồng thời mở ra nhiều khả năng diễn đạt ý tưởng và cảm xúc. Những hình dạng trừu tượng thường tượng trưng cho các giá trị, ý chí, hay nguồn cảm hứng đặc biệt.

Phối hợp nhiều nội thất xu hướng hình học với nhau

Quá nhiều vật dụng, quá nhiều hình khối trong không gian sẽ khiến rối mắt. Hoặc vật dụng không có tỉ lệ hợp lí với nhau. Hãy cân nhắc và sử dụng một cách xác đáng.

Nội thất bắt mắt hiện đại

Phong cách Geometric nổi bật với đồ nội thất hiện đại, ý nghĩa và nghệ thuật. Kết hợp gam màu ấm, hình khối tạo không gian ấn tượng với tủ, tranh và đèn.

Bố cục chặt chẽ

Phong cách Geometric: mới lạ, nghệ thuật, áp dụng rộng rãi trong xây dựng và thiết kế nội thất.

bố cục chặt chẽ

NeoGeometric: bố cục mặt phẳng tự do, tường ngăn chịu lực và phân chia không gian.

Kết hợp các mảng và hình khối

Phong cách nội thất hình học – Geometric mang đến cảm giác sang trọng, hiện đại với sự thay đổi linh hoạt và tính ứng dụng cao. Kết hợp màu sắc và hình khối một cách khéo léo để tạo không gian hoàn hảo.

“tỉ lệ vàng” của xu hướng hình học trong thiết kế nội thất

Tỉ lệ đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất. Một trong những công trình nổi tiếng được thiết kế theo tỷ lệ phải kể đến Parthenon, Tạ Mahal hay nhà thờ St.Mark ở Ý. Họa sĩ cũng thường xuyên áp dụng công thức tỉ lệ màu chuẩn để bức tranh hài hòa hơn. Trong thiết kế nội thất, với màu sắc, thông thường sẽ chia 60% màu trung tính – 30% màu tối – 10% màu ấm – 5% màu nóng như đỏ, hay sắc lạnh của xanh dương. 

Phong cách hình học ứng dụng trong thiết kế nội thất

Sử dụng các hình học đơn giản trên các tấm vách và tường là một trong những cách thường được áp dụng để tạo ra các mô hình sáng tạo trong phong cách hình học. Có thể sử dụng tranh ảnh để tạo ra các hình học trên tường hoặc tận dụng các mẫu cắt laser độc đáo tô điểm cho vách. Ngoài ra, sơn các hình khối trực tiếp lên tường hoặc sử dụng giấy dán tường với họa tiết hình học cũng là một ý tưởng không tồi.

Vật liệu

Do ảnh hưởng từ xu hướng Pop Art và Minimalism nên phong cách hình học có tính chất công nghiệp rõ ràng khi sử dụng các vật liệu công nghiệp như kim loại, gỗ, thủy tinh & nhựa. Những vật liệu này có tính đơn giản, gọn nhẹ và hiện đại:

+ Kim loại như thép không gỉ, đồng là những vật liệu phổ biến. Kim loại có tính chất chắc chắn, bền bỉ và độ bóng bẩy cao, và thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như bàn làm việc, ghế ngồi, tủ kệ và đèn chiếu sáng.

nội thất phong cách hình học

+ Gỗ là vật liệu tự nhiên, có sức sống và độ bền cao. Trong phong cách hình học, gỗ thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm có đường nét đơn giản và gọn nhẹ.

nội thất phong cách hình học

+ Thủy tinh là vật liệu dạng trong suốt, có độ bóng cao và thường sử dụng để tạo ra các sản phẩm như đèn chiếu sáng, bộ ly, bộ đồ ăn hoặc thậm chí là bàn ghế. Trong phong cách hình học, thủy tinh thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm có hình dạng đơn giản & làm tăng tính xuyên suốt, nới rộng không gian.

nội thất phong cách hình học

Ngoài ra còn có những loại nhựa khác như nhựa polycarbonate và nhựa ABS. Nhựa polycarbonate có tính năng đàn hồi cao và khả năng chịu được tác động mạnh, trong khi nhựa ABS có độ bền cao và khả năng chịu được nhiệt độ và va đập tốt.

nội thất phong cách hình học

Ứng dụng phong cách hình học trong thiết kế nội thất

Phong cách Geometric mang tính sáng tạo, hiện đại và ứng dụng cao. Thiết kế nội thất theo phong cách này mềm mại, ước lệ hơn, được áp dụng rộng rãi trong xây dựng kiến trúc và thiết kế nội thất. Geometric tạo điểm nhấn mạnh mẽ, hiện đại và sang trọng cho không gian tổng thể, ấn tượng với người xem.

Phong cách geometric phòng khách

Phòng khách là không gian đón tiếp và thư giãn. Chọn nội thất phòng khách phải hài hòa và phản ánh phong cách cá nhân. Phòng khách Geometric có kệ tivi đơn giản, tủ trang trí chân sắt pha kính linh hoạt. Thiết kế nội thất phong cách Geometric kết hợp tủ, tranh tường và đèn, tạo ấn tượng sáng tạo. Sử dụng màu sắc và hình khối khéo léo để tạo bức tranh chiều sâu.

Phong cách geometric phòng khách

Phong cách geometric phòng bếp

Phong cách nội thất hình học – Geometric thường được sử dụng trong phòng bếp với sự kết hợp giữa màu sắc ấm, đồ trang trí và các hình khối của tủ kệ. Việc sắp xếp các khối hình tạo ra nội thất đẹp mắt và tiện ích cho không gian. Sử dụng hình khối từ khung sắt đơn giản giúp mở rộng không gian và tăng tính nghệ thuật cho căn phòng.

Phong cách geometric phòng bếp

Phong cách geometric phòng ngủ

Trong thiết kế nội thất phong cách hình học – Geometric kết hợp tủ, tranh tường và đèn trang trí tạo bức tranh tổng thể mềm mại. Phòng ngủ Geometric ấn tượng với sự phối hợp màu sắc ấm.

Phong cách geometric phòng ngủ

Dự án thiết kế và thi công nội thất phong cách hình học

➤ 𝐃𝐔̛̣ 𝐀́𝐍 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐏𝐇𝐎̂́
▪️ CĐT | Anh Huy
▪️ Địa điểm | Gia Lộc, Hải dương
▪️Công năng | 
▪️ Vật liệu : gỗ MDF + gỗ tự nhiên.
▪️Phong cách | Hình học
▪️ Thời gian thiết kế & thi công | 25 ngày
▪️ Thiết kế – thi công | #Foxury_Home
Dưới đây là hình ảnh thực tế thi công:
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học
nội thất phong cách hình học nội thất phong cách hình học

    Liên hệ