Hiện nay các dòng gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ gõ đỏ, gỗ sồi… là những dòng gỗ rất quý và đắt đỏ. Vì vậy giải pháp cho những ai yêu thích loại đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên cao cấp mà chi phi phí phải chăng đó là gỗ MDF phủ Veneer. Ván MDF phủ Venner nhận được nhiều sự đánh giá tích cực đến từ phía khách hàng. Vẻ đẹp thẩm mĩ, độ bền cao đi kèm với những ưu điểm tuyệt vời, giá thành hợp lý là những gì người ta nhắc về loại ván này. Theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu chi tiết hơn.
Contents
Gỗ MDF phủ Veneer là gì?
MDF phủ Veneer là sản phẩm gỗ công nghiệp được làm bằng bột gỗ nén công nghệ cao có nguồn gốc từ MDF Thái Lan, MDF Malaysia, MDF Indo… hoặc MDF Cường, Minh Long và lớp veneer gỗ (gỗ tự nhiên dày 0.5 đến 1mm) ) được liên kết với bề mặt nền thông qua công nghệ liên kết nhiệt độ cao và áp suất cao.
Cấu tạo ván MDF phủ veneer
Ván MDF phủ veneer được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là cốt ván MDF và bề mặt phủ veneer. 2 lớp này được được liên kết với nhau bằng keo công nghiệp chuyên dụng giúp đảm bảo độ kết dính tuyệt đối.
1/ Cốt gỗ MDF: Là loại gỗ ép công nghiệp được sản xuất từ nguyên liệu là các cành cây, dăm gỗ, vụn gỗ, … Các nguyên liệu này sẽ được nghiền thành bột, loại bỏ tạp chất, trộn với keo và ép thành ván có độ bền cơ lý rất cao.
2/ Lớp phủ veneer: Là loại gỗ tự nhiên được lạng mỏng với độ dày chỉ từ 0.3 – 0.6mm. Bề mặt của bán được chà nhám nhẵn bóng. Hiện tại bề mặt veneer có 2 loại là
- Veneer tự nhiên: Gỗ sau khi khai thác sẽ được cho vào máy bóc ly tâm thành các lớp ván lạng. Các lớp này có độ dày trung bình khoảng 0.3 – 0.5mm. Một số loại gỗ phổ biến như: Gỗ óc chó, sồi, tần bì, dẻ gai, cherry,…
- Veneer kỹ thuật: Gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ được đem xử lý bằng máy tính để loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt gỗ. Các khuyết điểm có thể là: mắt chết, mắt sống, …
3/ Lớp keo: Loại keo được sử dụng để đảm bảo độ kết dính giữa bề mặt và lõi gỗ là keo UF, MR, E0, E1, E.
Thông số
Tiêu chí | Thông số |
Lõi gỗ | Ván MDF |
Bề mặt | Phủ veneer: Sồi, óc chó, xoan đào, tần bì, căm xe, … |
Khổ tấm | 1220 x 2440 (mm) hoặc 1000 x 2000 (mm) |
Độ dày tiêu chuẩn | 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 21mm, 25mm |
Dung sai | Không quá 0.5 (mm) |
Độ ẩm | 8 – 10% |
Tỉ trọng | ≥ 650kg/m3 |
Loại keo sử dụng | UF, MR, E0, E1, E |
Kích thước gỗ MDF phủ Veneer
Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng 2 loại kích thước phổ biến là 1000mm x 2000mm và 1220mm x 2440mm.
Độ dày của mỗi tấm ván dao động từ 3 – 25mm.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao, sở hữu vân gỗ tự nhiên, rất đẹp và tinh tế, thân thiện với người sử dụng.
- Có độ bền cao, khả năng chống ẩm và chống chầy xước rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, ván có khả năng ngăn ngừa sự oxy hóa cực tốt trong môi trường ẩm ướt. Trong đó, ván MDF phủ veneer óc chó và veneer sồi là nổi bật hơn cả về độ bền.
- Có tính ổn định rất cao cao. Gần như không gặp phải hiện tượng cong vênh, co ngót hay giãn nở trong quá trình sử dụng.
- Bề mặt rất nhẵn mịn, không bám bụi và rất dễ vệ sinh (lui chùi).
- Có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt.
- Dễ thi công, có thể dễ dàng uốn cong tùy theo mục đích sử dụng.
- Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, sản phẩm này cũng tồn tại một vài nhược điểm sau:
- Tuổi thọ sử dụng khoảng từ 10 – 15 năm, thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Độ dày của tấm ván chỉ khoảng từ 1.5 – 25mm. Không phù hợp để làm các sản phẩm đồ nội thất có độ dày lớn.
- Không thể chạm khảm tinh tế như các loại gỗ tự nhiên. Các họa tiến có hình dáng uốn lượn cũng bị hạn chế.
Phân loại ván gỗ MDF phủ Veneer
Có nhiều cách phân loại ván gỗ MDF phủ veneer đó là:
1/ Theo cốt gỗ
Có hai loại là MDF Veneer lõi thường và MDF Veneer lõi xanh chống ẩm. Lõi xanh chống ẩm sẽ phù hợp cho đồ dùng nội thất tại khu vực ẩm ướt như nhà bếp. Hoặc những nơi có khí hậu đặc thù nóng ẩm mưa nhiều.
2/ Theo bề mặt phủ
Có thể phân chia theo nguồn gốc tấm Veneer. Phổ biến hiện nay gồm có:
Veneer Sồi (Oak Veneer)
Veneer sồi là một trong những loại veneer phổ biến nhất. Nó có màu sắc đa dạng từ màu nâu nhạt đến màu nâu sậm, và có các họa tiết và vân gỗ đẹp. Veneer sồi thường được sử dụng để làm cánh cửa, tủ bếp, bàn ghế và nhiều ứng dụng trang trí khác.
Veneer Căm Xe (Ebony Veneer)
Veneer căm xe có màu đen đặc trưng và vân gỗ đẹp. Loại veneer này thường được sử dụng để tạo điểm nhấn và mang đến vẻ sang trọng cho các sản phẩm nội thất.
Veneer Gõ Đỏ (Red Meranti Veneer)
Veneer gõ đỏ có màu nâu đỏ và vân gỗ đẹp. Nó thường được sử dụng để làm tủ, kệ và các sản phẩm nội thất khác.
Veneer Xoan Đào (Cherry Veneer)
Veneer xoan đào có màu sắc ấm áp và họa tiết vân gỗ đẹp. Nó thường được sử dụng để làm cánh cửa, bàn ghế và các sản phẩm nội thất khác.
Veneer Gụ (Teak Veneer)
Veneer gụ có màu sắc nâu và họa tiết vân gỗ đẹp. Nó có tính năng chống mục và chịu được thời tiết khắc nghiệt, nên thường được sử dụng cho các sản phẩm ngoại thất như sàn gỗ ngoài trời, đồ đạc vườn và các công trình xây dựng ngoài trời.
3/ Công nghệ sản xuất
Theo công nghệ sản xuất Veneer, sẽ gồm: gỗ MDF phủ Veneer tự nhiên và gỗ MDF Veneer kỹ thuật.
4/ Kích thước và nguồn gốc
Theo kích thước sản xuất cốt gỗ công nghiệp, có thể phân chia theo độ dày tấm ván. Hoặc phân biệt bằng quy cách tiêu chuẩn và quy cách vượt khổ.
Ngoài ra, ta còn có cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp phủ Veneer theo nhà sản xuất: An Cường, Minh Long, hàng nhập khẩu Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu…
Quy trình phủ Veneer lên cốt gỗ MDF
Phủ Veneer lên cốt gỗ MDF đòi hỏi máy móc hiện đại, thợ có tay nghề cao. Nếu không, chất lượng sản phẩm sẽ kém so với thực tế. Cạnh dán dễ bị bong tróc, tuổi thọ kém. Đây cũng là điều mà khách hàng phải cân nhắc, lựa chọn kỹ đơn vị cung cấp trước khi quyết định mua.
Ngoài ra, quy trình phủ Veneer ở các nhà máy đều tương tự nhau:
- Tráng keo gỗ lên toàn bộ bề mặt cốt gỗ
- Dán Veneer lên bề mặt gỗ đã được tráng keo
- Đưa vào máy ép, có thể ép nguội hoặc ép nóng. Quy trình ép đòi hỏi kỹ thuật cao, điều chỉnh nhiệt độ và thời gian hợp lý. Đến khi phẳng bề mặt thì được. Có nhiều kỹ thuật ghép Veneer khác nhau tạo nên những bề mặt phong phú và bắt mắt cho món đồ nội thất.
- Sau cùng, chà nhám bề mặt, cạnh để gỗ đẹp, mượt và ưng ý nhất.
Ứng dụng của ván MDF phủ veneer làm nội thất
Gỗ MDF Veneer là dòng gỗ công nghiệp cao cấp, sang trọng, có chất lượng cao. Do đó, gỗ được ứng dụng để đóng bàn ghế, tủ – kệ trang trí, kệ tivi.…
Ngoài ra, với các sản phẩm có cốt là MDF chống ẩm còn đường dùng làm ốp tường. Thậm chí, có thể sản xuất tủ bếp nơi có khí hậu ẩm ướt.
Như vậy, có thể điểm qua một số ứng dụng của gỗ MDF Veneer như:
1/ Thiết kế và sản xuất nội thất gia đình
Kệ sách, bàn trang điểm, tủ đựng quần áo, bàn ghế, bếp ăn, tủ bếp, vách ngăn, kệ tivi….
2/ Sản xuất nội thất văn phòng
Bàn ghế nhân viên, vách ngăn, bàn ghế phòng họp, tử đựng tài liệu….
3/ Nội thất trường học
Bàn ghế học sinh – giáo viên, tủ đựng tài liệu, vật dụng giảng dạy….
Kinh nghiệm chọn gỗ MDF phủ Veneer làm đồ nội thất
MDF phủ Veneer là vật liệu hiện đại, thân thiện, tiết kiệm chi phí. Sở hữu màu sắc đa dạng, bền bỉ, vật liệu dễ dàng kết hợp trong nhiều không gian, tạo nên phong cách sống riêng biệt cho mỗi chủ sở hữu.
Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả nhất các món đồ nội thất bằng gỗ MDF phủ Veneer, nội thất Foxury Home khuyên chủ đầu tư:
- Không nên dùng để thiết kế tủ đồ hay kệ đựng đồ trong nhà tắm. Dễ bị ẩm ướt và hỏng.
- Khi muốn làm tủ bếp, kệ, bàn bếp bằng gỗ công nghiệp MDF Veneer, nên chọn MDF lõi xanh chống ẩm. Mục đích nhằm hạn chế tác động của môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao trong nhà bếp tới tủ đồ.
- Nên chọn MDF phủ Veneer để thiết kế cửa đi chính, cửa thông phòng, tủ quần áo, kệ tivi, bàn học, ghế, bộ bàn ăn nhà bếp… Lam gỗ trang trí, cầu thang…
- MDF dán Veneer còn thích hợp dùng để thiết kế bàn giám đốc, tủ lệ đựng tài liệu văn phòng, bàn làm việc của nhân viên, trang trí quầy lễ tân bằng gỗ; Dùng thiết kế bàn ghế, kệ tủ lại nhà hàng, quán cafe, khách sạn…
Thi công nội thất gỗ công nghiệp MDF Veneer ở đâu uy tín giá rẻ?
Để mua ván ép phủ veneer hoặc thi công nội thất gỗ MDF phủ Veneer tại Foxury Home, quý vị có thể làm theo các bước sau:
- Liên hệ với Foxury Home để đặt hàng: Quý vị có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại/ Zalo 0896118555 – 0896119555, Fanpage : https://www.facebook.com/foxuryhomehaiduong/ để đặt hàng ván ép phủ veneer.
- Chọn mẫu ván: Foxury Home có nhiều mẫu ván ép phủ veneer khác nhau để lựa chọn, quý vị có thể lựa chọn loại gỗ và màu sắc phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Xác nhận đơn hàng.
- Thanh toán: Quý vị có thể thanh toán trực tiếp tại công ty hoặc qua hình thức thanh toán trực tuyến nếu được hỗ trợ.
- Giao hàng và lắp đặt: Sau khi thanh toán, Foxury Home sẽ tiến hành giao hàng ván ép phủ veneer tới địa chỉ quý vị yêu cầu và hỗ trợ lắp đặt nếu cần.
Với hơn 10 năm Kinh nghiệm trong ngành Gỗ Công nghiệp, Foxury Home cam kết luôn mang tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng với Giá tốt nhất.