Một trong những vật liệu giúp trang trí nội thất rất đa dạng và hữu hiệu nhưng đôi khi bị xem nhẹ – đó chính là vải vóc. Người ta đã dùng vải trong thiết kế nội thất: làm màn cửa, bọc sofa, khăn trải giường, trải bàn và cả ốp tường. Thực tế ở nhiều ngôi nhà cho thấy vải có thể làm cho nội thất trở nên tràn ngập sức hấp dẫn và có vẻ đẹp của sự dày công trang trí . Vải dùng để trang trí nội thất tạo nên một môi trường thoải mái và nồng ấm – điều mà các vật liệu khác không dễ mang đến cho ngôi nhà.

Một số loại vải thường được sử dụng trang trí nội thất

Khi lựa chọn các vật dụng nội thất trang trí, nhiều người thương ít để ý đến chất liệu vải nhưng ít ai biết rằng vải đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chonj và thiết kế nội thất.

Để giúp bạn hiểu thêm các loại vải nội thất. Hãy cùng nhau tìm hiểu về các chất liệu vải dưới đây:

1/ Vải cotton

Chất vải cotton nguyên liệu chính là từ cây bông. Ngay từ xưa khi trồng trọt phát triển, cây bông đã được tìm ra và trồng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. Sau khi hái bông, người ta sẽ dùng chúng để kéo và dệt thành từng sợi vải.

vải cotton

Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau và được tạo ra từ sợi bông của cây bông thiên nhiên. Vì được làm từ chất liệu tự nhiên có đặc tính mau khô, hút ẩm, tạo một sự thông thoáng, mát về mùa hè và ấm cho mùa đông, vải coton thân thiện với thiên nhiên với môi trường, và nó luôn đem lại sự hài lòng của khách hàng vì sự mềm mại, chất lượng, bền bỏ theo thời gian. Thường được dùng để may chăn, ga, gối , rèm cửa.

2/ Vải Nội Thất Polyester 100%

Vải sợi polyester hay còn gọi là vải sợi nhân tạo, sợi tổng hợp. Sợi polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh các loại sợi truyền thống. Không những là lựa chọn tốt cho việc bọc nệm ngồi vì khả năng chống nhăn rất tốt, vải polyester còn được ứng dụng làm màn cửa, drap trải giường do nó không hút ẩm, không bám bụi, dễ nhuộm màu và in hoa văn, họa tiết, giá thành vừa phải.

Vải Nội Thất Polyester

Bạn có muốn cảm giác đắt tiền trong phòng khách của bạn mà không cần sử dụng vải đắt tiền? Polyester sẽ giúp bạn đạt được điều đó một cách dễ dàng với tính chất mềm mại và thoải mái của nó. Nó có thể được sử dụng để bọc đệm ghế và sofa. Loại vải này có thể thay thế loại vải mỏng manh hơn nếu bạn có trẻ nhỏ trong nhà.

3/ Vải sợi cotton pha polyester

Là chất liệu kết hợp giữa 2 loại sợi tổng hợp và cotton, để mang lại những ưu điểm của 2 loại sợi cotton và polyester với giá thành vừa kinh tế nhấ, nhưng lại có độ mịn, rủ của loại cotton.

Vải sợi cotton pha polyester

4/ Vải bố

Là loại vải dày, loại vải sần sùi, thường là vải trơn, không có hoa văn, họa tiết hoặc loại có hoa văn, họa tiết nhưng màu sắc đa dạng, có nhiều màu sắc từ màu nhạt đến màu mạnh, vải bố nhìn rất mộc mạc, mang một nét hiện đại.

vải bố

Với đặc điểm này rèm vải bố thường được lắp đặt cho phòng khách, đơn giản trong đường nét thiết kế, màu sắc hay được chọn là màu trắng hay kem. Đó là một cách sử dụng sự tối giản trong trang trí nội thất nhưng cũng mang đến một nét riêng đặc thù mà không loại vải nào có được.

5/ Vải Voan( Sheer)

Là loại vải mỏng, nhẹ dùng làm lớp trong, khi ta sử dụng hai lớp rèm có tác dụng trang trí, vừa mang một vẻ đẹp, sự lãng mạn mà còn có thể che chắn không cho bên ngoài nhìn thấy rõ được bên trong nhà, tạo một cảm giác nhẹ nhàng nhưng không trống trải.

vải voan

6/ Vải Taffta

Là loại vải mỏng có độ cứng, hơi đơ nên hay được dùng làm túi xách thêu tay, khăn trải bàn, làm gối trang trí. Vải taffeta rất đa dạng về màu sắc nên dễ dàng kết hợp với các loại vải khác tạo nên một nét riêng. Vải taffeta có độ phản chiếu ánh sáng rất mạnh. Khi có ánh đèn hay ánh sáng tự nhiên chiếu vào vải sẽ phản chiếu lại tạo ra một màu sắc khác rất huyền ảo lung linh mà không loại vải nào có được.

Vải Taffta

7/ Lụa

Sở hữu nét duyên dáng với màu ánh kim mềm mại, tỏa nhẹ ánh sáng phản xạ ở những góc độ khác nhau, chất liệu này có thể được sử dụng làm màn cửa, gối… Đặc điểm hạn chế chính của lụa là không bền, dễ bị nhăn và bám bẩn.

lụa

8/ Vải Linen

Là loại vải có từ lâu trên thế giới hiện nay, là loại vải thuộc dòng vải tự nhiên được dệt từ cây lanh, sợi lanh, theo kiểu dệt dọc nên ta nhìn thấy rõ sợi vải khi đem trước ánh sáng như loại vải voan, nhưng họa tiết từ kiểu dệt, màu sắc lại mang lại vẻ đẹp sang trong, đẹp mắt của vải linen. Đối với ai thích sự mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên, truyền thống đây sẽ là loại vải phù hợp nhất của gia chủ.

Vải Linen

Nhưng vải Linen lại có nhược điểm lớn chính là dễ nhàu khi sử dụng, nên khi sử dụng cần phải cẩn thận hoặc có thể ủi lại.

9/ Vải len

Vải len được làm từ sợi tự nhiên và có nguồn gốc từ lông của một số loại động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà… Nhờ vào đặc tính cách nhiệt, cách điện tốt và khả năng giữ ấm, độ bền cao, nên vải len thường được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm.

len

10/ Vải Acrylic

Vải acrylic còn được biết đến tên gọi là len nhân tạo, sợi tổng hợp acrylic, sợi len acrylic), là loại vải được tạo nên từ một loại polymer tổng hợp có tên Acrylonitrile. Loại vải này được sản xuất bằng cách cho hóa chất dầu mỏ hoặc than với một số hóa chất khác nhau để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm, tăng thêm đặc tính cho chất liệu.

Vải Acrylic

11/ Vải Canvas

Vải canvas hay còn được gọi là vải bố. Đây là sản phẩm được làm từ cây gai dầu. Là dòng sản phẩm ngày càng được sử dụng rất phổ biến trên thị trường và đặc biệt là các hộ gia đình sử dụng loại vải này làm rèm, màn…

vải canvas

12/ Vải nhung

Vải nhung là một loại vải mềm, mịn, mượt, có khả năng giữ ấm tốt. Đặc điểm nhận dạng đặc trưng của loại vải này đó là có vẻ ngoài sáng bóng, sang trọng, cầm vào khá nặng hơn so nhiều loại vải khác như lụa, lanh,… Bề mặt của vải nhung là một đống sợi dày được xếp sát vào nhau. Các sợi này được cắt ngắn bằng nhau tạo nên sự mượt mà, bóng bẩy và mướt tay khi chạm vào. Đó là lý do mà người ta thường ví sự mượt mà, mịn màng là “mịn như nhung”.

vải nhung

13/ Da

Là loại “vải” tự nhiên được nhiều người yêu thích, da có thể là yếu tố trang trí làm phong phú thêm cho nội thất. Chất liệu này đòi hỏi sự tinh tế khi sử dụng và màu sắc có thể bị phai mờ nếu đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

da

Các Đồ vật sử dụng vải nội thất thông thường

Chất liệu vải gần như góp mặt rất nhiều trong xu hướng nhà hiện đại ngày nay, từ rèm cửa, thảm, vải bọc sofa, vỏ chăn, gối, mền, thậm chí dùng để ốp tường. Cụ thể:

1/ Sofa bọc chất liệu

Các nhà thiết kế luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến chất liệu vải, đặc biệt là ren, vải lanh, vải thô cho những vật dụng nội thất hay phụ kiện trang trí. Chất liệu này có thể biến hóa đa dạng trong nhiều không gian và mang tới những cảm nhận khác nhau cho chủ nhân ngôi nhà.

vải bọc sofa

Sofa bọc vải không còn xa lạ với những ngôi nhà trang trí theo phong cách vintage hay phong cách đồng quê. Sự trẻ trung của những bộ sofa như thế này luôn khiến cho căn phòng tràn đầy niềm vui.

Với những chiếc gối tựa sofa, bạn có thể khéo léo kết hợp các loại vải khác nhau để tạo nên nét khác biệt hoặc đồng thời sử dụng cùng lúc nhiều mẫu gối với hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau để không gian không còn nhàm chán.

2/ Vải bọc các loại ghế trong nội thất gia đình

Những chiếc ghế là món nội thất không thể thiếu trong phòng khách. Nếu phòng khách của bạn đơn điệu, chưa có điểm nhấn hoặc đơn giản hơn là bạn đang muốn có thêm màu sắc sống động cho căn phòng nền trắng thì bộ sofa bọc vải họa tiết sẽ là ý tưởng không tồi. Bạn có thể bọc 1 loại họa tiết cho tất cả ghế hoặc mix mỗi ghế một họa tiết, miễn sao nó giữ được sự hài hòa cho tổng thể.

vải bọc ghế

Ngoài ra vải còn sử dụng trong ghế bọc trong phòng làm việc, ghế bọc bàn ghế ăn. Ghế bọc vải họa tiết là cách thể hiện tính cách và cảm xúc cá nhân rõ rệt và không quá tốn kém. Với ý tưởng này bạn còn có thể dễ dàng thay vỏ bọc theo ý thích của mình.

vải bọc ghế ăn

3/ Rèm cửa

Một trong những chi tiết nội thất không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà là những chiếc rèm. Nhờ sự đa dạng và dễ dàng phối hợp với các thiết kế, rèm vải được nhiều gia đình ưa chuộng. Các loại vải đắt tiền như lụa, satanh, gấm thêu… thích hợp với những căn phòng mang vẻ lịch sự như phòng khách. Còn với các không gian ấm cúng, thân mật, cần sự thư giãn thì chất liệu coton sẽ là lựa chọn tuyệt vời.

vải trong thiết kế nội thất

Màu sắc, hoa văn và kiểu dáng của rèm phải luôn có sự hài hòa nhất định với các thiết kế nội thất khác. Có thể, đó là sự đồng điệu với giấy dán tường, sofa, gối tựa hay thảm trải sàn. Rèm vải với các màu sắc và họa tiết khác nhau cũng có những tác động khác nhau đến không gian cũng như cảm xúc con người. Màu tối khiến cho căn phòng nhỏ lại và màu sáng lại làm nó thoáng và rộng hơn.

4/ Khăn trải bàn

Phòng ăn ấm cúng. Cho dù bàn ăn được thiết kế theo kiểu quầy bar mini hay chỉ là một góc nhỏ thì những chiếc ghế bọc vải cũng là lựa chọn “xứng đôi” nhất. Sự thoải mái mà nó mang lại sẽ giúp cho bữa ăn của gia đình bạn trở nên ngon miệng hơn. Bạn hãy chọn loại vải ít bám bụi, dễ giặt sạch đồng thời có hoa văn đơn giản, tươi sáng để sử dụng trong phòng bếp.

khăn trải bàn

5/ Vải bọc giường

Dòng vải bọc giường, gối và chăn thì cần phải mềm mại, thấm hút mồ hôi, mang đến cảm giác thoải mái để có được giấc ngủ ngon. Do vậy, cotton và satin là lựa chọn phổ biến cho vải bọc giường.

vải bọc giường

6/ Vải lót

Vải lót thường được sử dụng bên trong các ghế, sofa hoặc gối để tạo độ êm ái và thoải mái. Vải này có thể là foam, polyester, hay các loại vật liệu khác.

Nguyên tắc sử dụng vải trong thiết kế nội thất

Khi lựa chọn sản phẩm nội thất ngoài công dụng mẫu mã, lựa chọn chất liệu vải phù hợp với cá tính mục đích sử dụng sẽ tăng được tính thẩm mỹ cho căn nhà và thể hiện được phong cách của gia chủ. Nên việc lựa chọn một loại vải phù hợp rất quan trọng, nếu chọn không đúng thì toàn bộ hệ thống căn nhà sẽ bị phá vỡ.

Nguyên tắc 1

Nguyên tắc đầu tiên cũng rất quan trọng đó là sự nhất quán và hài hóa các màu sắc và vật dụng trong nhà. Màu sắc và mức độ dày thưa hoa văn, bề mặt nhẵn bóng của các loại vải thể hiện từng công dụng riêng và tính thẩm mỹ của nó.

Nguyên tắc sử dụng vải trong thiết kế nội thất

Ví dụ như vải có màu trắng có tính phản xạ ánh sáng tốt và hấp thu ít nhiệt độ; trong khi đó vải màu tối như đen, xám hấp thụ nhiệt cao hơn và phản xạ ánh sáng ít hơn. Nên ta có thể dễ dàng thấy sự kết hợp hai tầng em trắng và xám trong thiết kế làm tăng tính thẩm mỹ và công dụng của nó. Và điều quan trọng hơn hết màu sắc nội thất thể hiện hết được cá tính trong căn nhà của bạn.

Nguyên tắc 2

Ngoài ra, đối với những người yêu thích sự trang trọng có thể lựa chọn các lại vải bề mặt trơn nhẵn bóng có hoa văn như: gấm, lụa thô, voan. Còn đối với những người yêu thích sự đơn giản hiện đại và tiện nghi có thể lựa chọn các loại vải mềm mại, đơn sắc với chất liệu: bố, lụa trơn, lanh, bông… Còn những ngươi yêu thích sự gần gửi và thâm mặt có thể lựa chọn các chất liệu: vải bố , vải bạt, thổ cẩm,… Tốt nhất các chất liệu phải nên được phối hợp với nhau một cách hài hòa để tạo nên một tổng thể đẹp phù hợp với lối sống của bạn.

 

    Liên hệ